Tính đến nay, có hơn 2,1 triệu ứng dụng có mặt trên App Store (iOS) và khoảng 3,7 triệu ứng dụng trên Google Play (Android). Vậy làm thế nào để ứng dụng của bạn nổi bật giữa một kho ứng dụng khổng lồ này? Chắc chắn các nhà phát triển cần những chiến lược marketing hợp lý để sản phẩm của họ không bị “chìm nghỉm” giữa rừng các ứng dụng. Ở bài viết này, Gamob sẽ gợi ý cho nhà phát triển 10 ý tưởng marketing tuyệt vời có thể giúp ứng dụng của bạn có thể tiếp cận được với nhiều người dùng nhất có thể.
Xây dựng một Microsite
Để tìm ra chiến lược marketing cho ứng dụng trên Google Play/ App Store là không hề dễ dàng khi có quá nhiều sự cạnh tranh giữa các ứng dụng cùng tính năng. Do đó, đã bao giờ các nhà phát triển/ quảng cáo tự tạo cho mình một vùng “đất” riêng để tự làm chủ các chiến lược phát triển?
Microsite là một website “con” tập trung vào việc trao đổi thông tin chi tiết về các sự kiện, ra mắt sản phẩm mới hoặc các chương trình khuyến mại. Một microsite thông thường cho dù có hấp dẫn đến mấy cũng chỉ có thể kéo dài từ 1-2 tháng. Microsite không nhằm mục đích quảng bá, nó tạo ra không gian giúp thương hiệu tương tác với người dùng và để xác định tập khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn.
Điểm nổi bật của microsite là chi phí đầu tư thấp, thường chỉ bằng 1/10 đến ⅓ ngân sách để xây dựng một trang web bình thường. Thêm vào đó, microsite cũng hỗ trợ nhân viên kinh doanh trong việc giới thiệu và bán sản phẩm mới. Nhờ vào những ưu điểm này, microsite đã trở thành một công cụ quảng cáo trực tuyến phổ biến và hiệu quả.
Tham gia các sự kiện liên quan
Đây được xem là ý tưởng marketing 0 đồng tuyệt vời cho ứng dụng của bạn. Lý do vì ở những sự kiện, cuộc thi có khá nhiều phương tiện truyền thông. Nếu các nhà phát triển tham gia và có hình thức quảng bá khéo léo, phù hợp thì ứng dụng của bạn sẽ được tiếp cận số người không nhỏ đâu!
Đầu tiên để thực hiện ý tưởng quảng bá này, bạn cần phải hiểu nội dung ứng dụng của mình và đối tượng người dùng. Nếu là một ứng dụng nấu ăn, hãy tham gia các chương trình có liên quan tới ẩm thực.
Vào năm 2009, khi RunKeeper (một ứng dụng hỗ trợ người dùng trong việc chạy bộ, cho phép người dùng theo dõi quá trình tập luyện của họ) vừa ra mắt, người sáng lập của ứng dụng – Jason Jacobs đã tham gia một cuộc đua có tên Boston Marathon trong bộ đồ iPhone với hình ảnh ứng dụng của mình trên đó. Điều này tạo ra rất nhiều tiếng vang và thu hút rất nhiều sự chú ý từ mọi người. Điều này thực sự đã mang lại thành công cho RunKeeper.
Khuyến khích tải xuống ứng dụng với những phần quà hấp dẫn
Đưa ra các giá trị hoặc những lợi ích tích lũy là cách thức marketing tuyệt vời cho các ứng dụng di động. Điều này làm tăng sự quan tâm và thúc đẩy người dùng tải xuống ứng dụng để trải nghiệm. Một ví dụ điển hình là ví điện tử MoMo khuyến khích người dùng giới thiệu bạn bè tải xuống ứng dụng để nhận được tiền miễn phí vào trong ví. Với cách thức này, lượng download ứng dụng của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Thêm nút “Download App” trên các phương tiện truyền thông xã hội
Hầu hết các nền tảng truyền thông xã hội đều cho phép thêm nút CTA (kêu gọi hành động) “Download App” ở trên trang.
Đây là CTA tải xuống ứng dụng ClassPass trên Instagram
Ý tưởng marketing này đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Khi người dùng mải mê với những nội dung được đăng tải thì chỉ cần đưa ra đề xuất và hướng dẫn họ thì họ sẽ tải xuống ngay lập tức.
Để có hiệu quả tốt nhất, ngoài nút CTA thì nhà quảng cáo cũng nên thêm liên kết ứng dụng vào nội dung bạn đăng tải. Bằng cách đó, ứng dụng của bạn sẽ nhận được nhiều lượt tải xuống hơn mà không tạo cảm giác đang “PR” cho khách hàng của mình.
Influencer Marketing
Nói một cách đơn giản là bạn cần tìm một người có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành mà ứng dụng của bạn có liên quan. Ví dụ, ứng dụng của bạn về thời trang, hãy đi tìm một stylist; nếu ứng dụng có nội dung về chụp ảnh, hãy đi tìm các nhiếp ảnh gia có tiếng. Một điều cần lưu ý là rất nhiều đơn vị trả tiền cho các influencer để quảng bá cho ứng dụng của họ. Điều này mang lại lợi ích trước mắt nhưng không thực sự lâu bền. Lời khuyên đưa ra là nhà phát triển ứng dụng hãy liên hệ với các influencer, mời dùng thử ứng dụng miễn phí và đưa ra một số lợi ích khác cho họ, biết đâu họ sẽ marketing “free” cho ứng dụng của bạn!
Ví dụ: Vào thời điểm ra mắt, Versa Make up (một ứng dụng trang điểm với đối tượng mục tiêu là học sinh và sinh viên) có rất ít ngân sách marketing – chỉ 500USD. Với số tiền khiêm tốn này, công ty thậm chí không thể đăng quảng cáo trên internet. Tuy nhiên, Versa Make up đã kết nối với 6 người có ảnh hưởng trong cộng đồng giới trẻ, khuyến khích họ tải xuống ứng dụng để dùng thử và đánh giá. Kết quả thật đáng kinh ngạc! Sau khi Influencers đăng bài đánh giá trên facebook cá nhân của họ, Versa Make up đã đạt được 4.000 lượt tải sau chưa đầy 1 tuần.