5 lỗi sai thường gặp trong quá trình tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng (ASO)

Đối với các nhà phát triển và marketing ứng dụng Mobile thì việc làm cho sản phẩm của mình đạt thứ hạng cao trong App Store là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng, ai cũng biết rằng cuộc chiến này vô cùng khốc liệt khi không thể đếm được hết số lượng đối thủ trên cả hai cửa hàng ứng dụng là Google Play và Apple App.

Chính bởi khó khăn này, ASO (App Store Optimization) hay còn được gọi là tối ưu hóa ứng dụng là phương pháp hiệu quả nhất để hỗ trợ bạn tối ưu hóa ứng dụng của mình, giúp tăng hiệu suất sản phẩm trong App Store. Mặc dù các nhà phát triển và những người làm marketing đều biết và sử dụng đến ASO nhưng không ít trong số họ đều mắc phải những lỗi sai trong quá trình tối ưu hóa ứng dụng của mình.

Với mục đích giúp các nhà phát triển và marketing ứng dụng tận dụng được tối đa ASO để phát triển sản phẩm của mình, dưới đây là 5 lỗi sai phổ biến mà các bạn cần tránh trong quá trình tối ưu hóa ứng dụng mà Gamob đã tổng hợp. 

Quá nhiều từ khóa thừa

Từ khóa (keyword) là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong ASO. Chính điều này dẫn đến việc rất nhiều nhà phát triển có xu hướng đặt từ khóa ngẫu nhiên và không có tổ chức. Họ không biết rằng việc đặt từ khóa không tuân theo quy tắc sẽ ảnh hưởng đến khả năng hiển thị các ứng dụng như thế nào trên App Store.

Từ góc nhìn của người dùng, việc nhìn thấy một ứng dụng sử dụng từ khóa một cách vô lý trên trang ứng dụng là một điểm trừ rất lớn cho ấn tượng đầu tiên.

Chất lượng quan trọng hơn Số lượng” – đây là điều mà các nhà phát triển cần phải biết nếu không muốn mình mắc phải sai lầm này. Thay vì đặt nhiều từ khóa được xếp hạng cao thì hãy nghiên cứu và chọn ra các từ khóa phù hợp nhất để có thể mô tả ứng dụng của bạn rõ ràng và chính xác. Hãy luôn nhớ rằng tên ứng dụng và phần mô tả ứng dụng phải thật tự nhiên, rõ ràng và mạch lạc.

Thường xuyên thay đổi tên ứng dụng

ASO là cách tuyệt vời nhất để cải thiện hiệu suất của ứng dụng trên App Store và là cách hiệu quả để có được nhiều lượt tải xuống. Nhưng có không nhiều người biết rằng quy trình ASO luôn liên quan mật thiết đến việc thay đổi các yếu tố cốt lõi của ứng dụng nói chung. Chính vì vậy, việc thay đổi các yếu tố cấu thành nên một ứng dụng quá thường xuyên có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng.

Thực tế là, ASO là cần thiết nhưng lạm dụng và thay đổi tên ứng dụng thường xuyên sẽ làm giảm thứ hạng cùng lượt tải xuống ứng dụng trên cửa hàng. Lý do đơn giản vì người dùng sẽ không thể tìm kiếm ứng dụng của bạn trên App Store một khi bạn thay đổi tên, thậm chí dẫn đến nhầm lẫn với các ứng dụng khác của chính đối thủ của bạn.

Bài học rút ra ở đây là bạn phải dành thời gian và công sức để nghiên cứu về từ khóa và tên ứng dụng trước khi quyết định publish trên cửa hàng ứng dụng. Theo đó, hãy đảm bảo rằng tên ứng dụng này sẽ không thay đổi vì nó là “đại diện thương hiệu” của bạn hướng tới những người dùng tiềm năng. 

Bỏ qua các yếu tố đồ họa ASO

Trong quá trình tối ưu hóa ứng dụng, các nhà phát triển thường bỏ qua tầm quan trọng của các yếu tố ASO khác như biểu tượng ứng dụng, ảnh chụp màn hình ứng dụng và các yếu tố khác liên quan đến đồ họa. Trong đó, biểu tượng ứng dụng là yếu tố giúp trang ứng dụng của bạn có thể tạo ấn tượng đầu tiên tới người dùng. 

Ví dụ, biểu tượng camera đại diện cho ứng dụng liên quan đến chụp ảnh hoặc biểu tượng phong bì dành cho ứng dụng email,v.v.

Tip: Màu sắc của biểu tượng ứng dụng nên có ít hơn 3 màu vì tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp. Nếu bạn sử dụng nhiều màu sắc cho ứng dụng thì sản phẩm của bạn trông rất rối mắt và không thu hút được người dùng tiềm năng.

Ngoài ra, các yếu tố ASO khác như screenshots, previews cũng bị nhiều nhà phát triển “bỏ quên”. Sau khi xem tên ứng dụng, biểu tượng và mô tả ứng dụng, người dùng sẽ đánh giá ứng dụng thông qua giao diện bên trong ứng dụng bằng những hình ảnh screenshots, preview. Dưới đây là ví dụ về ảnh preview bên trong ứng dụng.

Hãy nhớ rằng anh screenshots chất lượng cao sẽ thúc đẩy người dùng thực hiện hành động tải xuống. Chính vì lý do này những nhà phát triển hãy đầu tư công sức để cải thiện cũng như tối ưu screenshots và previews cùng với các yếu tố khác nhé!

Chỉ ưu tiên cho các từ khóa xếp hạng cao

Các bạn đều biết rằng từ khóa được xếp thứ hạng cao luôn tỷ lệ thuận với lượt tìm kiếm của người dùng. Vì thế, nhiều nhà phát triển ứng dụng thường xuyên mắc một lỗi phổ biến đó là họ chỉ ưu tiên các từ khóa xếp hạng cao. Lý do là bởi vì lưu lượng càng cao thì đồng nghĩa với cạnh tranh càng nhiều, không chỉ mình bạn mà các đối thủ khác cũng hướng tới các từ khóa xếp hạng cao đó. Điều này dẫn đến giảm khả năng hiển thị ứng dụng và cơ hội tìm kiếm trên App Store.

Để tối ưu hóa từ khóa đúng cách, thay vì sử dụng tất cả các từ khóa thì bạn hãy cố gắng chỉ sử dụng các từ khóa phù hợp cho ứng dụng của mình. Hãy thử sử dụng các công cụ ASO như Mobile Action hoặc App Annie và thu hẹp danh sách từ khóa để khả năng hiển thị cao hơn.

Tip: Hãy ưu tiên những từ khóa có liên quan nhất đến ứng dụng của bạn.

Từ bỏ hoặc ngừng làm ASO

Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất của nhà phát triển chính là từ bỏ ASO sau vài lần thất bại hoặc một số thậm chí ngừng tối ưu hóa ứng dụng sau khi có những dấu hiệu tích cực trên App Store. 

Hãy luôn nhớ rằng các ứng dụng kỹ thuật số và App Store đang phát triển theo từng giây, vì vậy bạn cần phải tiếp tục nỗ lực và dành thời gian để tối ưu và phát triển sản phẩm của mình. ASO là một phần thiết yếu của mỗi ứng dụng, nhưng không ít người cho rằng đây là giải pháp “một lần”. Để bắt đầu thực hiện ASO đúng cách và hiệu quả, bạn nên cải thiện đồng thời cập nhật liên tục để duy trì và nâng cao thứ hạng của ứng dụng.

Tip: Bạn có thể update biểu tượng ứng dụng và ảnh chụp màn hình theo chủ đề các mùa, kỳ nghỉ lễ để luôn đảm bảo trang ứng dụng của bạn luôn mới và thu hút người dùng nhé!

Kết luận

App Store Optimization (ASO) là quy trình hoàn hảo mang lại kết quả tuyệt vời cho ứng dụng của bạn. Tuy nhiên nếu không có được những kiến thức đúng đắn về ASO, các nhà phát triển thậm chí sẽ mắc những lỗi sai nghiêm trọng dẫn đến việc gây ảnh hưởng lớn đến sản phẩm của mình. Hy vọng bài viết này của Gamob sẽ giúp các nhà phát triển rút ra được bài học cho mình để tránh những lỗi sai không đáng có trong quá trình tối ưu hóa ứng dụng!

Bài viết mới nhât

Bài viết liên quan